Sáng 13/11, tại sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024 diễn ra tại trụ sở Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech), Viettel đã công bố triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN “Make in Vietnam, Made by Viettel”. Đây là trạm phát sóng 5G Open RAN đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset Qualcomm, do Viettel và Qualcomm đồng nghiên cứu phát triển.
Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Qualcomm ký kết nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao.
Theo đó, ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh, thành phố, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế từ năm 2025. Đây là bước tiến mới tại Việt Nam, bởi trước đó các trạm 3G, 4G do Viettel nghiên cứu được lắp đặt và phát sóng thử nghiệm. Đến 5G, Viettel đã đặt dấu mốc lớn song hành cùng thế giới khi triển khai đồng thời trên mạng lưới 5G phủ sóng toàn quốc.
Theo các chuyên gia, sự ra đời của công nghệ Open RAN đã tạo điều kiện cho nhiều đối tác được tham gia vào việc nghiên cứu và sản xuất thiết bị viễn thông 5G - sân chơi trước đây vốn chỉ thuộc về một số ít nhà sản xuất trên thế giới. Open RAN thúc đẩy sự sáng tạo, đồng thời góp phần giảm chi phí đầu tư hạ tầng 5G.
Xu hướng Open RAN đang tạo ra những thay đổi mang tính căn bản cho lĩnh vực viễn thông, tạo ra sân chơi mở và tạo điều kiện cho nhiều đối tác có thể tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển các giải pháp hạ tầng mạng 5G, 6G.
Sự kiện là dấu mốc thể hiện vai trò tiên phong của Viettel và Qualcomm trong cuộc cách mạng thúc đẩy công nghệ hạ tầng 5G tiến tới chuẩn mở Open RAN. Những trạm phát sóng đầu tiên được triển khai đã chứng minh được các ưu điểm của công nghệ Open RAN.
Các chỉ số kỹ thuật về tốc độ download, upload, vùng phủ sóng, số lượng người dùng, độ tiêu hao năng lượng, cho thấy chất lượng của mạng Open RAN do Viettel phát triển đã đạt đến mức tương đương với những mạng 5G truyền thống, trong khi đó chi phí đầu tư hạ tầng và vận hành khai thác tối ưu hơn. Điều này rất quan trọng để phổ cập hóa công nghệ 5G trên mọi miền đất nước.
Với việc đưa vào triển khai các trạm phát sóng 5G Open RAN, Viettel High Tech đã hoàn thiện danh mục các giải pháp 5G trọn bộ từ mạng lõi (core network) đến các khối vô tuyến (RAN).
Viettel High Tech có thể cung cấp toàn bộ giải pháp cho khách hàng triển khai mạng riêng (private network) hoặc mạng công cộng (public network).
Điểm mạnh trong bộ giải pháp 5G của Viettel là tính mở theo tiêu chuẩn Open RAN. Các nhà mạng sử dụng giải pháp Viettel có thể linh hoạt trong việc kết hợp nhiều nhà cung cấp để tạo nên một hệ sinh thái đối tác bền vững.
"Giải pháp 5G Open RAN của Viettel đã đạt đến mức độ thương mại hóa sau quá trình phát triển và thử nghiệm nghiêm ngặt. Sự hợp tác giữa Viettel High Tech và Qualcomm Technologies đã giúp cả hai bên rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm nhiều năm. Hợp tác này đã giúp cả hai bên cung cấp các giải pháp 5G chất lượng cao, chi phí hiệu quả cho thị trường quốc tế và xây dựng một hệ sinh thái bền vững", ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel cho biết.
"Chúng tôi tự hào khi có cơ hội hợp tác cùng Viettel trong dự án triển khai mạng 5G Open RAN sử dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến nhất hiện nay. Qualcomm luôn cam kết ở mức độ cao nhất trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông để các nhà mạng có thể đem đến trải nghiệm 5G tốt nhất cho người dùng. Những công nghệ mới nhất của Viettel và Qualcomm được áp dụng trong các khối vô tuyến và hệ thống quản lý mạng tự động sẽ đem đến tính linh hoạt, hiệu năng cao, đồng thời giảm chi phí đầu tư cho các mạng 5G", ” ông Durga Malladi, Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng giám đốc mảng 5G của Qualcomm Technologies cho biết .
Trong dự án phát triển trạm phát sóng 5G Open RAN, đội ngũ kỹ sư của Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Qualcomm cùng tham gia vào các công đoạn thiết kế công nghệ lõi và ứng dụng vào sản phẩm. Đây là sản phẩm có hàm lượng công nghệ rất cao, là sự tổng hợp của nhiều kỹ thuật như vô tuyến, xử lý tín hiệu, tối ưu công suất, quản lý thiết bị...
Dự án được thực hiện bởi hơn 500 kỹ sư đầu ngành của hai tập đoàn từ Việt Nam, Mỹ, Phần Lan, Israel, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)... Các kỹ sư của Viettel đảm nhiệm việc thiết kế hệ thống, phát triển phần mềm, phần cứng. Phía Qualcomm đảm nhiệm các hạng mục về chipset 5G. Không chỉ triển khai diện rộng tại Việt Nam từ đầu năm 2025, sản phẩm này cũng sẽ được hai bên triển khai tới các khách hàng quốc tế từ năm 2025.
Cũng tại sự kiện, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Qualcomm ký kết nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao trên phạm vi toàn cầu. Đây là cột mốc đánh dấu sự thành công của mô hình hợp tác giữa hai tập đoàn trong thời gian qua và tiến tới những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Theo Báo Yên Bái
Sáng 13/11, tại sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024 diễn ra tại trụ sở Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech), Viettel đã công bố triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN “Make in Vietnam, Made by Viettel”. Đây là trạm phát sóng 5G Open RAN đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset Qualcomm, do Viettel và Qualcomm đồng nghiên cứu phát triển.Theo đó, ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh, thành phố, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế từ năm 2025. Đây là bước tiến mới tại Việt Nam, bởi trước đó các trạm 3G, 4G do Viettel nghiên cứu được lắp đặt và phát sóng thử nghiệm. Đến 5G, Viettel đã đặt dấu mốc lớn song hành cùng thế giới khi triển khai đồng thời trên mạng lưới 5G phủ sóng toàn quốc.
Theo các chuyên gia, sự ra đời của công nghệ Open RAN đã tạo điều kiện cho nhiều đối tác được tham gia vào việc nghiên cứu và sản xuất thiết bị viễn thông 5G - sân chơi trước đây vốn chỉ thuộc về một số ít nhà sản xuất trên thế giới. Open RAN thúc đẩy sự sáng tạo, đồng thời góp phần giảm chi phí đầu tư hạ tầng 5G.
Xu hướng Open RAN đang tạo ra những thay đổi mang tính căn bản cho lĩnh vực viễn thông, tạo ra sân chơi mở và tạo điều kiện cho nhiều đối tác có thể tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển các giải pháp hạ tầng mạng 5G, 6G.
Sự kiện là dấu mốc thể hiện vai trò tiên phong của Viettel và Qualcomm trong cuộc cách mạng thúc đẩy công nghệ hạ tầng 5G tiến tới chuẩn mở Open RAN. Những trạm phát sóng đầu tiên được triển khai đã chứng minh được các ưu điểm của công nghệ Open RAN.
Các chỉ số kỹ thuật về tốc độ download, upload, vùng phủ sóng, số lượng người dùng, độ tiêu hao năng lượng, cho thấy chất lượng của mạng Open RAN do Viettel phát triển đã đạt đến mức tương đương với những mạng 5G truyền thống, trong khi đó chi phí đầu tư hạ tầng và vận hành khai thác tối ưu hơn. Điều này rất quan trọng để phổ cập hóa công nghệ 5G trên mọi miền đất nước.
Với việc đưa vào triển khai các trạm phát sóng 5G Open RAN, Viettel High Tech đã hoàn thiện danh mục các giải pháp 5G trọn bộ từ mạng lõi (core network) đến các khối vô tuyến (RAN).
Viettel High Tech có thể cung cấp toàn bộ giải pháp cho khách hàng triển khai mạng riêng (private network) hoặc mạng công cộng (public network).
Điểm mạnh trong bộ giải pháp 5G của Viettel là tính mở theo tiêu chuẩn Open RAN. Các nhà mạng sử dụng giải pháp Viettel có thể linh hoạt trong việc kết hợp nhiều nhà cung cấp để tạo nên một hệ sinh thái đối tác bền vững.
"Giải pháp 5G Open RAN của Viettel đã đạt đến mức độ thương mại hóa sau quá trình phát triển và thử nghiệm nghiêm ngặt. Sự hợp tác giữa Viettel High Tech và Qualcomm Technologies đã giúp cả hai bên rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm nhiều năm. Hợp tác này đã giúp cả hai bên cung cấp các giải pháp 5G chất lượng cao, chi phí hiệu quả cho thị trường quốc tế và xây dựng một hệ sinh thái bền vững", ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel cho biết.
"Chúng tôi tự hào khi có cơ hội hợp tác cùng Viettel trong dự án triển khai mạng 5G Open RAN sử dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến nhất hiện nay. Qualcomm luôn cam kết ở mức độ cao nhất trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông để các nhà mạng có thể đem đến trải nghiệm 5G tốt nhất cho người dùng. Những công nghệ mới nhất của Viettel và Qualcomm được áp dụng trong các khối vô tuyến và hệ thống quản lý mạng tự động sẽ đem đến tính linh hoạt, hiệu năng cao, đồng thời giảm chi phí đầu tư cho các mạng 5G", ” ông Durga Malladi, Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng giám đốc mảng 5G của Qualcomm Technologies cho biết .
Trong dự án phát triển trạm phát sóng 5G Open RAN, đội ngũ kỹ sư của Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Qualcomm cùng tham gia vào các công đoạn thiết kế công nghệ lõi và ứng dụng vào sản phẩm. Đây là sản phẩm có hàm lượng công nghệ rất cao, là sự tổng hợp của nhiều kỹ thuật như vô tuyến, xử lý tín hiệu, tối ưu công suất, quản lý thiết bị...
Dự án được thực hiện bởi hơn 500 kỹ sư đầu ngành của hai tập đoàn từ Việt Nam, Mỹ, Phần Lan, Israel, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)... Các kỹ sư của Viettel đảm nhiệm việc thiết kế hệ thống, phát triển phần mềm, phần cứng. Phía Qualcomm đảm nhiệm các hạng mục về chipset 5G. Không chỉ triển khai diện rộng tại Việt Nam từ đầu năm 2025, sản phẩm này cũng sẽ được hai bên triển khai tới các khách hàng quốc tế từ năm 2025.
Cũng tại sự kiện, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Qualcomm ký kết nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao trên phạm vi toàn cầu. Đây là cột mốc đánh dấu sự thành công của mô hình hợp tác giữa hai tập đoàn trong thời gian qua và tiến tới những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.