Ngày 18/11/2016, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ hai
Việc ban hành Luật có mục đích và ý nghĩa như: (1) thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; (2) khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3) đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào các công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này; (4) củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài người và chủ nghĩa xã hội được phát huy; giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; (5) góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống Đảng và Nhà nước. Thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo có 09 chương, 08 mục và 68 điều, quy định các nội dung sau:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Chương 3: Hoạt động tín ngưỡng
Chương 4: Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo
Chương 5: Tổ chức tôn giáo
Chương 6: Hoạt động tôn giáo; hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo
Chương 7: Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo
Chương 8: Quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Chương 9: Điều khoản thi hành
Những điểm mới cơ bản của Luật tín ngưỡng, tôn giáo:
Một là, mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ “công dân” thành “ mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013.
Hai là, bổ sung 01 (một) chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phản ánh rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Ba là, đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nếu như trước đây đăng ký sinh hoạt tôn giáo được xem là một mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ chức tôn giáo thì nay Luật chỉ xem sinh hoạt tôn giáo tập trung nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của mọi người; sinh hoạt tôn giáo tập trung không được xem là mốc khởi điểm để tiến tới được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận về tổ chức.
Bốn là, một số nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; tiếp nhận thông báo giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo đã được thay đổi theo hướng giao cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả lời các tổ chức tôn giáo. Việc thay đổi này sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận lợi hơn cho hoạt động tôn giáo.
Năm là, bỏ một số từ ngữ đã được sử dụng tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 như tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu. Bổ sung từ ngữ tổ chức tôn giáo trực thuộc và xem tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu là tổ chức tôn giáo trực thuộc, điều chỉnh như tổ chức tôn giáo trực thuộc. Bên cạnh đó mở rộng phạm vi điều chỉnh của tổ chức tôn giáo trực thuộc còn có cả các ban, ngành, viện từ trung ương đến cơ sở của tổ chức tôn giáo.
Sáu là, vấn đề tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo. Đây là một nội dung mới, quan trọng của Luật nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức tôn giáo, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Quy định này phù hợp với xu thế quản lý trong nhà nước pháp quyền, pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Bảy là, tách nội dung phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc thành hai nội dung: phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc và bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.
Tám là, về cơ sở đào tạo tôn giáo, bổ sung làm mới các quy định liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo bao gồm từ điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các nội dung liên quan đến hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo.
Chín là, bổ sung nội dung phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Mười là, đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những nội dung không có trong văn bản đăng ký hoặc thông báo sẽ đăng ký, thông báo bổ sung.
Mười một là, bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị..., được tập trung sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam; được mời chức sắc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài giảng đạo.
Mười hai là, một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thông báo lễ hội định kỳ; thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng; thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo; thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; thông báo hội nghị thường niên,…, Đây cũng là quy định phù hợp với xu hướng hiện nay nhằm hạn chế sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào công việc nội bộ của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Mười ba là, phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo./.
Đức Thọ
Ngày 18/11/2016, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật có mục đích và ý nghĩa như: (1) thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; (2) khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3) đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào các công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này; (4) củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài người và chủ nghĩa xã hội được phát huy; giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; (5) góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống Đảng và Nhà nước. Thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo có 09 chương, 08 mục và 68 điều, quy định các nội dung sau:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Chương 3: Hoạt động tín ngưỡng
Chương 4: Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo
Chương 5: Tổ chức tôn giáo
Chương 6: Hoạt động tôn giáo; hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo
Chương 7: Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo
Chương 8: Quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Chương 9: Điều khoản thi hành
Những điểm mới cơ bản của Luật tín ngưỡng, tôn giáo:
Một là, mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ “công dân” thành “ mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013.
Hai là, bổ sung 01 (một) chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phản ánh rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Ba là, đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nếu như trước đây đăng ký sinh hoạt tôn giáo được xem là một mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ chức tôn giáo thì nay Luật chỉ xem sinh hoạt tôn giáo tập trung nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của mọi người; sinh hoạt tôn giáo tập trung không được xem là mốc khởi điểm để tiến tới được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận về tổ chức.
Bốn là, một số nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; tiếp nhận thông báo giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo đã được thay đổi theo hướng giao cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả lời các tổ chức tôn giáo. Việc thay đổi này sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận lợi hơn cho hoạt động tôn giáo.
Năm là, bỏ một số từ ngữ đã được sử dụng tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 như tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu. Bổ sung từ ngữ tổ chức tôn giáo trực thuộc và xem tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu là tổ chức tôn giáo trực thuộc, điều chỉnh như tổ chức tôn giáo trực thuộc. Bên cạnh đó mở rộng phạm vi điều chỉnh của tổ chức tôn giáo trực thuộc còn có cả các ban, ngành, viện từ trung ương đến cơ sở của tổ chức tôn giáo.
Sáu là, vấn đề tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo. Đây là một nội dung mới, quan trọng của Luật nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức tôn giáo, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Quy định này phù hợp với xu thế quản lý trong nhà nước pháp quyền, pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Bảy là, tách nội dung phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc thành hai nội dung: phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc và bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.
Tám là, về cơ sở đào tạo tôn giáo, bổ sung làm mới các quy định liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo bao gồm từ điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các nội dung liên quan đến hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo.
Chín là, bổ sung nội dung phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Mười là, đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những nội dung không có trong văn bản đăng ký hoặc thông báo sẽ đăng ký, thông báo bổ sung.
Mười một là, bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị..., được tập trung sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam; được mời chức sắc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài giảng đạo.
Mười hai là, một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thông báo lễ hội định kỳ; thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng; thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo; thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; thông báo hội nghị thường niên,…, Đây cũng là quy định phù hợp với xu hướng hiện nay nhằm hạn chế sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào công việc nội bộ của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Mười ba là, phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo./.
Đức Thọ