Cùng với "cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải cải cách hành chính "thực chất", phục vụ nhân dân, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện cho người dân. "Đừng bắt người dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia. Hệ thống yêu cầu làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa", Tổng Bí thư nêu thực tế.
"Làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa"
Mới đây, trao đổi với cử tri thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm dành nhiều thời gian nói về vấn đề tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển, trong đó có vấn đề về thể chế, thủ tục hành chính.
Tổng Bí thư đặt câu hỏi: Tại sao đất nước không tiến được, tại sao "con tàu" không đi được? Theo Tổng Bí thư, "mục tiêu tiến lên nhưng có hàng trăm dây buộc", có những trường hợp vì lợi ích cá nhân, vì tiêu cực, tham nhũng, vì lợi ích nhóm mà cản trở sự phát triển chung, cài cắm những quy định gây khó cho người khác, gây khó cho Nhân dân.
"Làm sao phải kiến tạo sự phát triển, phải huy động được sức mạnh toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiến tạo phát triển", Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cũng nêu ví dụ, có những việc địa phương không làm được, khi hỏi ý kiến các bộ, nhưng các bộ trả lời lòng vòng, thậm chí không trả lời, hoặc có lợi ích gì đó thì mới làm. "Đáng lẽ, với tư cách phục vụ Nhân dân, thì phải làm đến cùng, tìm hiểu đến cùng để giải quyết vấn đề, đừng đổ cho chuyện này, chuyện kia", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Từ vấn đề nêu trên, Tổng Bí thư nêu rõ, phải cải cách thủ tục hành chính cho người dân, tạo điều kiện cho người dân.
Tổng Bí thư đặt vấn đề, tại sao cán bộ cứ bắt người dân phải đi phô tô giấy tờ này, giấy tờ khác, trình bày vấn đề này, vấn đề kia để chứng minh, trong khi đáng lẽ việc đó cơ quan quản lý nhà nước phải làm, phải xử lý cho người dân.
"Quy trình cứ bắt người dân lên phường, lên sở 5 lần 7 lượt thì lần nào cũng phát sinh thêm giấy tờ này, thủ tục kia", Tổng Bí thư nói, đồng thời nêu quan điểm, ví dụ, chứng minh nhân thân của người làm thủ tục, thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, không thể bắt người dân trình hết giấy tờ này, giấy tờ khác như chứng minh thư, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu... trong khi đã có căn cước công dân.
Trong bài viết "Chuyển đổi số", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu thực trạng: Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.
Tổng Bí thư nêu rõ, cần "tìm ra đúng bệnh" để tháo gỡ, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện cho người dân. "Đừng bắt người dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia. Hệ thống yêu cầu làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa", Tổng Bí thư nêu thực tế.
Đề cập đến vấn đề sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, sắp xếp lại xã, phường, thị trấn ở một số địa phương, Tổng Bí thư lưu ý, khi giải quyết thủ tục hành chính, không được ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân.
"Bây giờ đã có căn cước công dân xác định địa vị pháp lý của từng người. Căn cước này không thể làm giả, không thể có cái thứ 2. Đây là nỗ lực rất lớn, nhiều nước hiện còn chưa làm được dữ liệu dân cư như vậy. Hiện cũng đã chuyển sang căn cước điện tử, rất nhiều giao dịch có thể thực hiện được", Tổng Bí thư nói.
Từ đó, theo Tổng Bí thư, thủ tục hành chính phải đơn giản hơn, người dân không còn cần nhiều giấy tờ, hồ sơ. "Trước đây đi xin hộ chiếu cũng gian nan, xếp hàng từ sáng sớm, thiếu giấy tờ này kia lại đi về, xong hôm sau lại lên xếp hàng. Bây giờ làm ở nhà cũng được. Thậm chí, theo báo cáo, tiến tới có thể tự in được hộ chiếu. Có hướng dẫn để làm theo, người dân tự chụp ảnh, tự tải ảnh lên; cơ quan chức năng đối chiếu với trung tâm dữ liệu; cung cấp thông tin từ số căn cước công dân...", Tổng Bí thư nói, đồng thời cho biết, như thế sẽ giúp "cán bộ đỡ vất vả, thuận lợi cho nhân dân".
Một tờ giấy khai sinh, 5-6 cơ quan phải tham gia vào
Trước đó, trong nhiều phát biểu, đặc biệt tại diễn đàn Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh đến "điểm nghẽn" về thủ tục hành chính.
Nói về vấn đề cải cách thủ tục hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần "tìm ra đúng bệnh" để tháo gỡ, hướng tới mục tiêu là nhằm nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện cho người dân. "Đừng bắt người dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia. Hệ thống yêu cầu làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa", Tổng Bí thư nêu thực tế.
Thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra những ví dụ cụ thể về "một việc nhiều người làm, không ai chịu trách nhiệm chính", gây bức xúc trong Nhân dân. "Một tờ giấy khai sinh thôi, 5-6 cơ quan phải tham gia vào. Dân mất cả tuần đến 10 ngày, có khi người ta cũng chán, chả đi làm, chả vấn đề gì. Nhưng không được, đã là thủ tục phải làm và phải cải cách", Tổng Bí thư nêu rõ.
Tổng Bí thư nêu ví dụ, một bà mẹ sinh con, giấy chứng sinh trạm y tế cấp, rồi mang giấy đó sang công an lấy số định danh, rồi sang tư pháp lấy giấy khai sinh. Có giấy khai sinh lại quay trở về công an làm hộ khẩu, rồi sang y tế làm bảo hiểm...
"Tại sao không để ở ngay trạm y tế đó, cho phép người mẹ 1 - 2 ngày hoàn thành tất cả các thủ tục? Tại sao lại phải sang tư pháp, khi đương nhiên người ta có cái đó rồi mà phải đi trình bày, làm những chuyện khổ như thế?", Tổng Bí thư nói.
Từ đó, Tổng Bí thư lưu ý rà soát lại, xem cách gì để phục vụ nhân dân tốt hơn, cách gì để giảm công sức vào những việc không cần thiết. Rất nhiều việc, đòi hỏi phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt bộ máy…
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số là vấn đề rất lớn. Cần phổ cập chuyển đổi số với toàn dân, toàn xã hội để mọi người biết sử dụng, biết tự bảo vệ mình. Trước đây có bình dân học vụ để xóa mù chữ, hiện nay, cần có bình dân học vụ xóa mù số. Theo Tổng Bí thư, hiện nay, các cơ quan đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc về khoa học công nghệ lần thứ nhất, xem xét về định hướng phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn mới, trong đó có chuyển đổi số.
Trong bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, tầng nấc trung gian dẫn đến mất thời gian qua “nhiều cửa” thủ tục hành chính, gây cản trở, thậm chí tạo điểm nghẽn, làm lỡ cơ hội phát triển. Chi phí vận hành hệ thống tổ chức bộ máy lớn, làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Một trong các nhiệm vụ đặt ra, theo Tổng Bí thư, cần rà soát các quy định pháp luật có liên quan để chủ động chuẩn bị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo đúng quy định, bảo đảm chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất sau khi được Trung ương thống nhất thông qua. Tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, gắn với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát và cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, bảo đảm sự phân biệt rõ cấp ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật với cấp tổ chức thực hiện.
Trong bài viết "Chuyển đổi số", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Theo Tổng Bí thư, cần tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau...
theo Báo tienphong.vn
Cùng với "cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải cải cách hành chính "thực chất", phục vụ nhân dân, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện cho người dân. "Đừng bắt người dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia. Hệ thống yêu cầu làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa", Tổng Bí thư nêu thực tế.
"Làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa"Mới đây, trao đổi với cử tri thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm dành nhiều thời gian nói về vấn đề tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển, trong đó có vấn đề về thể chế, thủ tục hành chính.
Tổng Bí thư đặt câu hỏi: Tại sao đất nước không tiến được, tại sao "con tàu" không đi được? Theo Tổng Bí thư, "mục tiêu tiến lên nhưng có hàng trăm dây buộc", có những trường hợp vì lợi ích cá nhân, vì tiêu cực, tham nhũng, vì lợi ích nhóm mà cản trở sự phát triển chung, cài cắm những quy định gây khó cho người khác, gây khó cho Nhân dân.
"Làm sao phải kiến tạo sự phát triển, phải huy động được sức mạnh toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiến tạo phát triển", Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với cử tri Hà Nội, ngày 3/12/2024
Tổng Bí thư cũng nêu ví dụ, có những việc địa phương không làm được, khi hỏi ý kiến các bộ, nhưng các bộ trả lời lòng vòng, thậm chí không trả lời, hoặc có lợi ích gì đó thì mới làm. "Đáng lẽ, với tư cách phục vụ Nhân dân, thì phải làm đến cùng, tìm hiểu đến cùng để giải quyết vấn đề, đừng đổ cho chuyện này, chuyện kia", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Từ vấn đề nêu trên, Tổng Bí thư nêu rõ, phải cải cách thủ tục hành chính cho người dân, tạo điều kiện cho người dân.
Tổng Bí thư đặt vấn đề, tại sao cán bộ cứ bắt người dân phải đi phô tô giấy tờ này, giấy tờ khác, trình bày vấn đề này, vấn đề kia để chứng minh, trong khi đáng lẽ việc đó cơ quan quản lý nhà nước phải làm, phải xử lý cho người dân.
"Quy trình cứ bắt người dân lên phường, lên sở 5 lần 7 lượt thì lần nào cũng phát sinh thêm giấy tờ này, thủ tục kia", Tổng Bí thư nói, đồng thời nêu quan điểm, ví dụ, chứng minh nhân thân của người làm thủ tục, thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, không thể bắt người dân trình hết giấy tờ này, giấy tờ khác như chứng minh thư, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu... trong khi đã có căn cước công dân.
Trong bài viết "Chuyển đổi số", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu thực trạng: Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.
Tổng Bí thư nêu rõ, cần "tìm ra đúng bệnh" để tháo gỡ, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện cho người dân. "Đừng bắt người dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia. Hệ thống yêu cầu làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa", Tổng Bí thư nêu thực tế.
Đề cập đến vấn đề sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, sắp xếp lại xã, phường, thị trấn ở một số địa phương, Tổng Bí thư lưu ý, khi giải quyết thủ tục hành chính, không được ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân.
"Bây giờ đã có căn cước công dân xác định địa vị pháp lý của từng người. Căn cước này không thể làm giả, không thể có cái thứ 2. Đây là nỗ lực rất lớn, nhiều nước hiện còn chưa làm được dữ liệu dân cư như vậy. Hiện cũng đã chuyển sang căn cước điện tử, rất nhiều giao dịch có thể thực hiện được", Tổng Bí thư nói.
Từ đó, theo Tổng Bí thư, thủ tục hành chính phải đơn giản hơn, người dân không còn cần nhiều giấy tờ, hồ sơ. "Trước đây đi xin hộ chiếu cũng gian nan, xếp hàng từ sáng sớm, thiếu giấy tờ này kia lại đi về, xong hôm sau lại lên xếp hàng. Bây giờ làm ở nhà cũng được. Thậm chí, theo báo cáo, tiến tới có thể tự in được hộ chiếu. Có hướng dẫn để làm theo, người dân tự chụp ảnh, tự tải ảnh lên; cơ quan chức năng đối chiếu với trung tâm dữ liệu; cung cấp thông tin từ số căn cước công dân...", Tổng Bí thư nói, đồng thời cho biết, như thế sẽ giúp "cán bộ đỡ vất vả, thuận lợi cho nhân dân".
Một tờ giấy khai sinh, 5-6 cơ quan phải tham gia vào
Trước đó, trong nhiều phát biểu, đặc biệt tại diễn đàn Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh đến "điểm nghẽn" về thủ tục hành chính.
Nói về vấn đề cải cách thủ tục hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần "tìm ra đúng bệnh" để tháo gỡ, hướng tới mục tiêu là nhằm nâng cao đời sống cho người dân, tạo điều kiện cho người dân. "Đừng bắt người dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia. Hệ thống yêu cầu làm thủ tục ở bộ phận một cửa nhưng lại bắt xin ở rất nhiều cửa", Tổng Bí thư nêu thực tế.
Thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra những ví dụ cụ thể về "một việc nhiều người làm, không ai chịu trách nhiệm chính", gây bức xúc trong Nhân dân. "Một tờ giấy khai sinh thôi, 5-6 cơ quan phải tham gia vào. Dân mất cả tuần đến 10 ngày, có khi người ta cũng chán, chả đi làm, chả vấn đề gì. Nhưng không được, đã là thủ tục phải làm và phải cải cách", Tổng Bí thư nêu rõ.
Tổng Bí thư nêu ví dụ, một bà mẹ sinh con, giấy chứng sinh trạm y tế cấp, rồi mang giấy đó sang công an lấy số định danh, rồi sang tư pháp lấy giấy khai sinh. Có giấy khai sinh lại quay trở về công an làm hộ khẩu, rồi sang y tế làm bảo hiểm...
"Tại sao không để ở ngay trạm y tế đó, cho phép người mẹ 1 - 2 ngày hoàn thành tất cả các thủ tục? Tại sao lại phải sang tư pháp, khi đương nhiên người ta có cái đó rồi mà phải đi trình bày, làm những chuyện khổ như thế?", Tổng Bí thư nói.
Từ đó, Tổng Bí thư lưu ý rà soát lại, xem cách gì để phục vụ nhân dân tốt hơn, cách gì để giảm công sức vào những việc không cần thiết. Rất nhiều việc, đòi hỏi phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt bộ máy…
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số là vấn đề rất lớn. Cần phổ cập chuyển đổi số với toàn dân, toàn xã hội để mọi người biết sử dụng, biết tự bảo vệ mình. Trước đây có bình dân học vụ để xóa mù chữ, hiện nay, cần có bình dân học vụ xóa mù số. Theo Tổng Bí thư, hiện nay, các cơ quan đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc về khoa học công nghệ lần thứ nhất, xem xét về định hướng phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn mới, trong đó có chuyển đổi số.
Trong bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, tầng nấc trung gian dẫn đến mất thời gian qua “nhiều cửa” thủ tục hành chính, gây cản trở, thậm chí tạo điểm nghẽn, làm lỡ cơ hội phát triển. Chi phí vận hành hệ thống tổ chức bộ máy lớn, làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Một trong các nhiệm vụ đặt ra, theo Tổng Bí thư, cần rà soát các quy định pháp luật có liên quan để chủ động chuẩn bị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo đúng quy định, bảo đảm chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất sau khi được Trung ương thống nhất thông qua. Tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, gắn với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát và cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, bảo đảm sự phân biệt rõ cấp ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật với cấp tổ chức thực hiện.
Trong bài viết "Chuyển đổi số", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Theo Tổng Bí thư, cần tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau...