Sáng 29/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về công tác chuyển đổi số và đánh giá kết quả phối hợp giữa tỉnh với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến 9 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố và 173 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Các đại biểu dự Hội nghị
Dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh. Lãnh đạo các sở, ban, ngành; các thành viên BCĐ Chuyển đổi số tỉnh.
Dự Hội nghị có lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel; lãnh đạo Ban chỉ đạo Chuyển đổi số các huyện, thị xã thành phố; thành viên BCĐ chuyển đổi số các xã, phường, thị trấn.
Trước khi Hội nghị bắt đầu, các đại biểu đã chứng kiến nghi lễ Khai trương Hệ thống Hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Yên Bái. (Ảnh trên). Đây là ohệ thống hiện đại, đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan nhà nước, giúp rút ngắn khoảng cách, giảm thời gian đi lại, thành phần tham dự cuộc họp được mở rộng, công việc được triển khai đồng bộ từ tỉnh, huyện, xã.
Phát biểu chỉ đạo định hướng tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy nhấn mạnh sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, chuyển đổi số đã trở thành “phong trào” sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong 2 năm thực hiện chuyển đổi số của tỉnh và sự phối hợp, đồng hành, hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng mong muốn Hội nghị là diễn đàn để các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và các đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị, chi bộ, thôn, bản, tổ dân phố - những chủ thể trung tâm của quá trình chuyển đổi số đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình và tạo được những kết quả đột phá trong chuyển đổi số. Đồng thời tin tưởng rằng với những kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, nhất là từ những đề xuất kiến nghị, giải pháp đưa ra trong Hội nghị, Yên Bái sẽ thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số theo Nghị quyết số 51-NQ/TU đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.
Cùng với các địa phương khác trên cả nước, tỉnh Yên Bái đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số nhằm nắm bắt cơ hội “đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Nhận thức về chuyển đổi số đã có bước chuyển biến tích cực, huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nhân, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Năm 2021 tỉnh Yên Bái xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố về chỉ số chuyển đổi số DTI, tăng 13 bậc so với năm 2020.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông, viễn thông thiết yếu phục vụ chuyển đổi số được chú trọng đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, mở ra cơ hội cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp tiếp cận, triển khai các giải pháp về chuyển đổi số. Tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai chương Dự án 1 “Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông tỉnh Yên Bái” và đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả các hạng mục trọng điểm thuộc dự án. Trong phát triển hạ tầng số đến nay 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có đường truyền băng rộng cáp quang; triển khai xây dựng và phát sóng 57 trạm tăng tổng số vị trí trạm BTS lên 1097 vị trí, tăng vùng phủ sóng cho 28 thôn bản, nâng tổng số thôn được phủ sóng là 1.329/1.356 thôn, góp phần xoá 50% thôn/bản chưa có sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh trong năm 2022.
Việc xây dựng mô hình chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số tiếp tục được tập trung chỉ đạo theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và mục tiêu phục vụ. Tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt 70%; toàn bộ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. Qua thống kê cho thấy, tỉnh Yên Bái đứng thứ hai cả nước về số giao dịch khai thác, xác thực thông tin công dân với CSDL quốc gia về dân cư (chỉ sau Thành phố Hà Nội); nếu tính trên tỷ lệ dân cư thì Yên Bái đứng đầu cả nước.
Kinh tế số bước đầu được hình thành và ngày càng phát triển. Yên Bái đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố về số lượng tài khoản hoạt động trên các sàn thương mại điện tử; đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố về số sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử.
Xã hội số đang dần được hình thành. Người dân Yên Bái cơ bản đã sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm công nghệ mới, dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số và bắt đầu được thụ hưởng những giá trị từ chuyển đổi số.
Tỉnh đã hoàn thành triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, từng bước đưa chuyển đổi số từ nhận thức chuyển thành hành động; từ việc mới, việc khó đã mô hình hoá thành những việc cụ thể, hiểu được, làm được và đo đếm, đánh giá được.
Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành một số chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; tỉnh cũng đã chủ động xây dựng và ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản làm cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số, cơ bản định hình được “con đường đi” cho quá trình chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Trong khuôn khổ các thoả thuận hợp tác đã ký kết, tỉnh Yên Bái đã chủ động trao đổi, đặt hàng để Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT và một số doanh nghiệp tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ Yên Bái thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đạt hiệu quả thiết thực.
Tại Hội nghị, các đại biểu, thành viên BCĐ Chuyển đổi số cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chuyển đổi số và đề xuất các giải pháp tháo gỡ về nguồn lực đầu tư, nhân lực, về công nghệ, an toàn thông tin…; đánh giá hiệu quả và tính phù hợp của các mô hình chuyển đổi số; đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng, bảo đảm phù hợp theo từng giai đoạn, với từng địa bàn, lĩnh vực đồng thời tham gia ý kiến về những nội dung đề xuất của đơn vị tham vấn thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương mình, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với chức năng, nhiệm vụ, lợi thế của ngành, địa phương mình.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo CĐS của tỉnh một lần nữa khẳng định: Thời gian qua, với nhiều mô hình, cách làm hay gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, CĐS trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực. Yên Bái là một trong những địa phương đầu tiên kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Yên Bái là địa phương thứ 2 (sau thành phố Hà Nội) thường xuyên tra cứu, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thành tích hợp 21/25 dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; kết nối thành công 17/18 cơ sở dữ liệu chuyên ngành. 11/22 chỉ tiêu theo Nghị quyết 51 và 27/40 chỉ tiêu Chương trình hành động của UBND tỉnh đạt và vượt kế hoạch, các chỉ tiêu và nhiệm vụ còn lại vẫn đang được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng tiến độ.
Một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 51 của Tỉnh ủy là việc triển khai có hiệu quả các nội dung theo chương trình hợp tác với các tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin. Quá trình triển khai thỏa thuận hợp tác, tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện. Viettel Yên Bái và VNPT Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh để tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tỉnh trong công tác chuyển đổi số và bước đầu đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác CĐS, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố phải luôn xác định, CĐS là nhiệm vụ trọng tâm, phải tập trung mạnh mẽ hơn nữa, tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, xã hội, doanh nghiệp chủ động triển khai công tác CĐS một cách chủ động, tích cực, thực chất, hiệu quả. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Quốc gia về CĐS và Tổ công tác triển khai Đề án 06 ngày 25/02/2023.
Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu cho UBND tỉnh và chủ động triển khai công tác CĐS một cách chủ động, tích cực, thực chất, hiệu quả. Gắn chặt chẽ việc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ với công tác chuyển đổi số, trong đó tập trung thu nhận hồ sơ căn cước công dân, thu thập và kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn, làm sạch dữ liệu dân cư theo tinh thần “đúng, đủ, sạch, sống”.
Đối với việc triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Yên Bái với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới cần phát huy hiệu quả các nội dung đã ký kết trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai các nội dung đúng mục tiêu đã đề ra; quan tâm phát triển hạ tầng số, triển khai xây dựng cơ sở, hạ tầng trạm BTS cho các thôn, bản có sóng di động kém và mở rộng vùng phủ sóng tại các huyện, thị xã, thành phố. Đồng hành triển khai các nội dung chuyển đổi số, tài trợ hoạt động chuyển đổi số cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, phối hợp, triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh...
Đối với hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện, đề nghị các sở, ngành địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả hệ thống Hội nghị giao ban điện tử và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số khác. Đối với các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số như Trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống camera giám sát đô thị thông minh, mạng truyền số liệu chuyên dùng... đã được đầu tư và đưa vào sử dụng theo Đề án Đô thị thông minh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ phát huy tối đa hiệu quả của Đề án theo hướng hạ tầng sẵn có chỉ tập trung triển khai các nền tảng, tạo lập cơ sở dữ liệu và tích hợp chia sẻ dữ liệu theo định hướng của chủ đề Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; Mở dữ liệu; An toàn dữ liệu...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố Kết quả xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022. Theo đó, đối với xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, Sở Thông tin và Truyền thông xếp hạng 1, Văn phòng UBND tỉnh xếp hạng 2; Sở Tài chính xếp hạng 3; Ban Quản lý các khu công nghiệp xếp hạng 19. Đối với kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số của các huyện, thị xã, thành phố, thành phố Yên Bái xếp hạng 1, tiếp theo sau là huyện Văn Yên và huyện Yên Bình. Xếp cuối cùng là huyện Trạm Tấu.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Yên Bái đã tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 1 cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2021-2022 trong thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. (Ảnh trên)
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Sáng 29/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về công tác chuyển đổi số và đánh giá kết quả phối hợp giữa tỉnh với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến 9 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố và 173 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.Dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh. Lãnh đạo các sở, ban, ngành; các thành viên BCĐ Chuyển đổi số tỉnh.
Dự Hội nghị có lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel; lãnh đạo Ban chỉ đạo Chuyển đổi số các huyện, thị xã thành phố; thành viên BCĐ chuyển đổi số các xã, phường, thị trấn.
Trước khi Hội nghị bắt đầu, các đại biểu đã chứng kiến nghi lễ Khai trương Hệ thống Hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Yên Bái. (Ảnh trên). Đây là ohệ thống hiện đại, đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan nhà nước, giúp rút ngắn khoảng cách, giảm thời gian đi lại, thành phần tham dự cuộc họp được mở rộng, công việc được triển khai đồng bộ từ tỉnh, huyện, xã.
Phát biểu chỉ đạo định hướng tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy nhấn mạnh sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, chuyển đổi số đã trở thành “phong trào” sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong 2 năm thực hiện chuyển đổi số của tỉnh và sự phối hợp, đồng hành, hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng mong muốn Hội nghị là diễn đàn để các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và các đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị, chi bộ, thôn, bản, tổ dân phố - những chủ thể trung tâm của quá trình chuyển đổi số đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình và tạo được những kết quả đột phá trong chuyển đổi số. Đồng thời tin tưởng rằng với những kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, nhất là từ những đề xuất kiến nghị, giải pháp đưa ra trong Hội nghị, Yên Bái sẽ thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số theo Nghị quyết số 51-NQ/TU đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.
Cùng với các địa phương khác trên cả nước, tỉnh Yên Bái đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số nhằm nắm bắt cơ hội “đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Nhận thức về chuyển đổi số đã có bước chuyển biến tích cực, huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nhân, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Năm 2021 tỉnh Yên Bái xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố về chỉ số chuyển đổi số DTI, tăng 13 bậc so với năm 2020.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông, viễn thông thiết yếu phục vụ chuyển đổi số được chú trọng đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, mở ra cơ hội cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp tiếp cận, triển khai các giải pháp về chuyển đổi số. Tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai chương Dự án 1 “Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông tỉnh Yên Bái” và đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả các hạng mục trọng điểm thuộc dự án. Trong phát triển hạ tầng số đến nay 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có đường truyền băng rộng cáp quang; triển khai xây dựng và phát sóng 57 trạm tăng tổng số vị trí trạm BTS lên 1097 vị trí, tăng vùng phủ sóng cho 28 thôn bản, nâng tổng số thôn được phủ sóng là 1.329/1.356 thôn, góp phần xoá 50% thôn/bản chưa có sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh trong năm 2022.
Việc xây dựng mô hình chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số tiếp tục được tập trung chỉ đạo theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và mục tiêu phục vụ. Tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt 70%; toàn bộ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. Qua thống kê cho thấy, tỉnh Yên Bái đứng thứ hai cả nước về số giao dịch khai thác, xác thực thông tin công dân với CSDL quốc gia về dân cư (chỉ sau Thành phố Hà Nội); nếu tính trên tỷ lệ dân cư thì Yên Bái đứng đầu cả nước.
Kinh tế số bước đầu được hình thành và ngày càng phát triển. Yên Bái đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố về số lượng tài khoản hoạt động trên các sàn thương mại điện tử; đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố về số sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử.
Xã hội số đang dần được hình thành. Người dân Yên Bái cơ bản đã sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm công nghệ mới, dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số và bắt đầu được thụ hưởng những giá trị từ chuyển đổi số.
Tỉnh đã hoàn thành triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, từng bước đưa chuyển đổi số từ nhận thức chuyển thành hành động; từ việc mới, việc khó đã mô hình hoá thành những việc cụ thể, hiểu được, làm được và đo đếm, đánh giá được.
Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành một số chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; tỉnh cũng đã chủ động xây dựng và ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản làm cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số, cơ bản định hình được “con đường đi” cho quá trình chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Trong khuôn khổ các thoả thuận hợp tác đã ký kết, tỉnh Yên Bái đã chủ động trao đổi, đặt hàng để Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT và một số doanh nghiệp tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ Yên Bái thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đạt hiệu quả thiết thực.
Tại Hội nghị, các đại biểu, thành viên BCĐ Chuyển đổi số cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chuyển đổi số và đề xuất các giải pháp tháo gỡ về nguồn lực đầu tư, nhân lực, về công nghệ, an toàn thông tin…; đánh giá hiệu quả và tính phù hợp của các mô hình chuyển đổi số; đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng, bảo đảm phù hợp theo từng giai đoạn, với từng địa bàn, lĩnh vực đồng thời tham gia ý kiến về những nội dung đề xuất của đơn vị tham vấn thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương mình, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với chức năng, nhiệm vụ, lợi thế của ngành, địa phương mình.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo CĐS của tỉnh một lần nữa khẳng định: Thời gian qua, với nhiều mô hình, cách làm hay gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, CĐS trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực. Yên Bái là một trong những địa phương đầu tiên kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Yên Bái là địa phương thứ 2 (sau thành phố Hà Nội) thường xuyên tra cứu, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thành tích hợp 21/25 dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; kết nối thành công 17/18 cơ sở dữ liệu chuyên ngành. 11/22 chỉ tiêu theo Nghị quyết 51 và 27/40 chỉ tiêu Chương trình hành động của UBND tỉnh đạt và vượt kế hoạch, các chỉ tiêu và nhiệm vụ còn lại vẫn đang được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng tiến độ.
Một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 51 của Tỉnh ủy là việc triển khai có hiệu quả các nội dung theo chương trình hợp tác với các tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin. Quá trình triển khai thỏa thuận hợp tác, tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện. Viettel Yên Bái và VNPT Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh để tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tỉnh trong công tác chuyển đổi số và bước đầu đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác CĐS, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố phải luôn xác định, CĐS là nhiệm vụ trọng tâm, phải tập trung mạnh mẽ hơn nữa, tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, xã hội, doanh nghiệp chủ động triển khai công tác CĐS một cách chủ động, tích cực, thực chất, hiệu quả. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Quốc gia về CĐS và Tổ công tác triển khai Đề án 06 ngày 25/02/2023.
Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu cho UBND tỉnh và chủ động triển khai công tác CĐS một cách chủ động, tích cực, thực chất, hiệu quả. Gắn chặt chẽ việc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ với công tác chuyển đổi số, trong đó tập trung thu nhận hồ sơ căn cước công dân, thu thập và kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn, làm sạch dữ liệu dân cư theo tinh thần “đúng, đủ, sạch, sống”.
Đối với việc triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Yên Bái với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới cần phát huy hiệu quả các nội dung đã ký kết trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai các nội dung đúng mục tiêu đã đề ra; quan tâm phát triển hạ tầng số, triển khai xây dựng cơ sở, hạ tầng trạm BTS cho các thôn, bản có sóng di động kém và mở rộng vùng phủ sóng tại các huyện, thị xã, thành phố. Đồng hành triển khai các nội dung chuyển đổi số, tài trợ hoạt động chuyển đổi số cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, phối hợp, triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh...
Đối với hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện, đề nghị các sở, ngành địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả hệ thống Hội nghị giao ban điện tử và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số khác. Đối với các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số như Trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống camera giám sát đô thị thông minh, mạng truyền số liệu chuyên dùng... đã được đầu tư và đưa vào sử dụng theo Đề án Đô thị thông minh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ phát huy tối đa hiệu quả của Đề án theo hướng hạ tầng sẵn có chỉ tập trung triển khai các nền tảng, tạo lập cơ sở dữ liệu và tích hợp chia sẻ dữ liệu theo định hướng của chủ đề Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; Mở dữ liệu; An toàn dữ liệu...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố Kết quả xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022. Theo đó, đối với xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, Sở Thông tin và Truyền thông xếp hạng 1, Văn phòng UBND tỉnh xếp hạng 2; Sở Tài chính xếp hạng 3; Ban Quản lý các khu công nghiệp xếp hạng 19. Đối với kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số của các huyện, thị xã, thành phố, thành phố Yên Bái xếp hạng 1, tiếp theo sau là huyện Văn Yên và huyện Yên Bình. Xếp cuối cùng là huyện Trạm Tấu.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Yên Bái đã tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 1 cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2021-2022 trong thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. (Ảnh trên)
Các bài khác
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: 100 triệu dân trở thành 100 triệu Bộ trưởng, sức mạnh sẽ lớn như thế nào? (24/03/2023)
- Yên Bái ban hành Quy định tạm thời về tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, góp ý của cá nhân, tổ chức thông qua hệ thống “Phản ánh, góp ý” trên ứng dụng Công dân số YenBai-S (20/03/2023)
- Kết quả triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” tháng 12 năm 2022 (20/03/2023)
- Trước 20/3, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thiện quy trình nội bộ, quy trình điện tử để thực hiện việc bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú. (10/03/2023)
- Hội nghị đánh giá việc triển khai CSDLQG về cán bộ, công chức, viên chức (06/03/2023)
- Thủ tướng: Dữ liệu là tài nguyên quốc gia, là nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số (02/03/2023)
Xem thêm »