Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh tại Hội nghị công bố kết quả chỉ số CCHC, Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh và các sở ngành, địa phương năm 2022; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chủ trì cùng đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn còn có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh.
Toàn cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị lãnh đạo Sở Nội vụ đã thông qua báo cáo chuyên đề về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công (PAPI) và kết quả đánh giá Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2022.
Năm 2022, công tác CCHC của tỉnh Yên Bái đã có sự tiến bộ rõ rệt được thể hiện sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (xếp thứ 11/63 tỉnh thành, tăng 03 bậc so với năm 2021); Chỉ số CCHC cấp tỉnh (xếp thứ 14/63 tỉnh, thành, tăng 07 bậc so với năm 2021); Chỉ số PAPI tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao". Trong 2 năm liên tục tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 5/14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái có 4 chỉ số nội dung được người dân và tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong 5 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước: Mức độ hài lòng đối với kết quả dịch vụ, xếp thứ 1; Mức độ hài lòng đối với tiếp cận dịch vụ, xếp thứ 2. Mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ công, xếp thứ 4. Mức độ hài lòng đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, xếp thứ 5.
Các sở, ngành, địa phương cũng đã có sự tiến bộ trong chỉ đạo điều hành tổ chức triển khai thực hiện 6 lĩnh vực CCHC. Nhiều đơn vị, địa phương có những giải pháp, sáng kiến được UBND tỉnh và cấp cơ sở công nhận. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương về công tác CCHC có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện từ việc chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện, trong đó đã chú trọng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân có liên quan.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 xếp thứ 51/63 tỉnh, thành phố, giảm 11 bậc so với năm 2021. Tuy nhiên, năm 2022, cộng đồng doanh nghiệp đã đánh giá tích cực về: sự năng động, tinh thần tiên phong của chính quyền các cấp, đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ trong thực thi chủ trương, chính sách từ cấp tỉnh đến cơ sở; thuận lợi hơn trong tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia nhập thị trường; nhiều loại thông tin, tài liệu quy hoạch, pháp lý dễ dàng tiếp cận hơn so với những năm trước; hệ thống cơ quan pháp luật, Tòa án kinh tế cấp tỉnh và các cơ quan hỗ trợ pháp lý hoạt động có hiệu quả
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2022, theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thành phố Yên Bái đứng đầu.
Trong Xếp hạng Cải cách hành chính, Văn phòng UBND tỉnh và thành phố Yên Bái tiếp tục duy trì vị trí đầu tiên.
Trong khi đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp và Sở Tài nguyên và Môi trường xếp cuối cùng trong cả 2 bảng xếp hạng.
Quyết tâm đưa Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu của cả nước
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều đóng góp tích cực vào kết quả chung trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh trong năm 2022.
Đồng chí Trần Huy Tuấn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như: sự vào cuộc, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị vẫn còn chưa cao; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được nộp qua dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến còn thấp; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chưa có bước đột phá; công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho; các doanh nghiệp, nhà đầu tư còn chưa thực sự hiệu quả; việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đầu tư chưa thực sự thuận lợi...
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao công tác CCHC và cải thiện Chỉ số năng lực canh tranh của tỉnh, của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, năm 2023, phấn đấu Chỉ số CCHC của tỉnh tiếp tục duy trì nằm trong Top 20 của cả nước; Chỉ số PAPI tiếp tục năm trong nhóm "Trung bình cao"; Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu của cả nước, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, địa phương bám sát mục tiêu cải thiện các Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp sở ngành địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện; đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các Chỉ số thành phần.
Đối với các cơ quan, địa phương xếp ở thứ hạng thấp nghiêm túc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính theo đúng kế hoạch đề ra. Bố trí đủ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm để thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính, tham nhũng, tiêu cực và gây phiền hà cho nhân dân.
Nghiên cứu có các sáng kiến, giải pháp, tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số.
Tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm.
Tập trung rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn. Lựa chọn những nhóm thủ tục hành chính gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; thay đổi tư duy từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế; chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tộc thiểu số, các nhóm đối tượng có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử, từng bước hình thành công dân số, xã hội số.
Thực hiện nghiêm túc việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.
Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn; Tiếp tục thực hiện thống kê, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước
Nắm bắt và kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung rà soát, nhận diện và có giải pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời các “Điểm nghẽn”, “Nút thắt”, vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục, trong đó đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của chỉ số thành phần, chỉ tiêu đánh giá được phân công chủ trì theo dõi...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh và Chỉ số DDCI cho các sở, ngành, địa phương có liên quan.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 5 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2022; 2 tập thể, 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tham mưu, tổ chức thực hiện công tác CCHC Nhà nước năm 2022; 5 tập thể, 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sở, ngành, địa phương năm 2022.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh tại Hội nghị công bố kết quả chỉ số CCHC, Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh và các sở ngành, địa phương năm 2022; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chủ trì cùng đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn còn có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh.Tại Hội nghị lãnh đạo Sở Nội vụ đã thông qua báo cáo chuyên đề về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công (PAPI) và kết quả đánh giá Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2022.
Năm 2022, công tác CCHC của tỉnh Yên Bái đã có sự tiến bộ rõ rệt được thể hiện sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh (xếp thứ 11/63 tỉnh thành, tăng 03 bậc so với năm 2021); Chỉ số CCHC cấp tỉnh (xếp thứ 14/63 tỉnh, thành, tăng 07 bậc so với năm 2021); Chỉ số PAPI tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao". Trong 2 năm liên tục tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 5/14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái có 4 chỉ số nội dung được người dân và tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong 5 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước: Mức độ hài lòng đối với kết quả dịch vụ, xếp thứ 1; Mức độ hài lòng đối với tiếp cận dịch vụ, xếp thứ 2. Mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ công, xếp thứ 4. Mức độ hài lòng đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, xếp thứ 5.
Các sở, ngành, địa phương cũng đã có sự tiến bộ trong chỉ đạo điều hành tổ chức triển khai thực hiện 6 lĩnh vực CCHC. Nhiều đơn vị, địa phương có những giải pháp, sáng kiến được UBND tỉnh và cấp cơ sở công nhận. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương về công tác CCHC có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện từ việc chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện, trong đó đã chú trọng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân có liên quan.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 xếp thứ 51/63 tỉnh, thành phố, giảm 11 bậc so với năm 2021. Tuy nhiên, năm 2022, cộng đồng doanh nghiệp đã đánh giá tích cực về: sự năng động, tinh thần tiên phong của chính quyền các cấp, đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ trong thực thi chủ trương, chính sách từ cấp tỉnh đến cơ sở; thuận lợi hơn trong tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia nhập thị trường; nhiều loại thông tin, tài liệu quy hoạch, pháp lý dễ dàng tiếp cận hơn so với những năm trước; hệ thống cơ quan pháp luật, Tòa án kinh tế cấp tỉnh và các cơ quan hỗ trợ pháp lý hoạt động có hiệu quả
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2022, theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thành phố Yên Bái đứng đầu.
Trong Xếp hạng Cải cách hành chính, Văn phòng UBND tỉnh và thành phố Yên Bái tiếp tục duy trì vị trí đầu tiên.
Trong khi đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp và Sở Tài nguyên và Môi trường xếp cuối cùng trong cả 2 bảng xếp hạng.
Quyết tâm đưa Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu của cả nước
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC Nhà nước tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều đóng góp tích cực vào kết quả chung trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh trong năm 2022.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Trần Huy Tuấn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như: sự vào cuộc, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị vẫn còn chưa cao; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được nộp qua dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến còn thấp; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chưa có bước đột phá; công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho; các doanh nghiệp, nhà đầu tư còn chưa thực sự hiệu quả; việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đầu tư chưa thực sự thuận lợi...
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao công tác CCHC và cải thiện Chỉ số năng lực canh tranh của tỉnh, của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, năm 2023, phấn đấu Chỉ số CCHC của tỉnh tiếp tục duy trì nằm trong Top 20 của cả nước; Chỉ số PAPI tiếp tục năm trong nhóm "Trung bình cao"; Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu của cả nước, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, địa phương bám sát mục tiêu cải thiện các Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp sở ngành địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện; đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các Chỉ số thành phần.
Đối với các cơ quan, địa phương xếp ở thứ hạng thấp nghiêm túc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính theo đúng kế hoạch đề ra. Bố trí đủ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm để thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính, tham nhũng, tiêu cực và gây phiền hà cho nhân dân.
Nghiên cứu có các sáng kiến, giải pháp, tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số.
Tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm.
Tập trung rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn. Lựa chọn những nhóm thủ tục hành chính gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; thay đổi tư duy từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế; chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tộc thiểu số, các nhóm đối tượng có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử, từng bước hình thành công dân số, xã hội số.
Thực hiện nghiêm túc việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.
Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn; Tiếp tục thực hiện thống kê, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước
Nắm bắt và kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung rà soát, nhận diện và có giải pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời các “Điểm nghẽn”, “Nút thắt”, vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục, trong đó đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của chỉ số thành phần, chỉ tiêu đánh giá được phân công chủ trì theo dõi...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh và Chỉ số DDCI cho các sở, ngành, địa phương có liên quan.
Văn phòng UBND tỉnh được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2022
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 5 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2022; 2 tập thể, 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tham mưu, tổ chức thực hiện công tác CCHC Nhà nước năm 2022; 5 tập thể, 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sở, ngành, địa phương năm 2022.